Mua bán- sửa chữa điện thoại có cần đăng ký kinh doanh?

Thảo luận trong 'Luật và Tư vấn luật' bắt đầu bởi phattrienweblps123, 3/6/17.

  1. phattrienweblps123

    phattrienweblps123 Member Verified

    Tham gia ngày:
    20/7/16
    Bài viết:
    43
    Điểm thành tích:
    6
    Giới tính:
    Nữ
    Bác Sĩ Doanh Nghiệp Dr Com có nhận được một câu hỏi nội dung liên quan đến việc mở cửa hàng mua bán và sửa chữa điện thoại nhỏ lẻ có phải đăng ký kinh doanh và đóng thuế?. Sau đây là nội dung câu hỏi và câu trả lời chi tiết để bạn tham khảo:
    HỎI:
    “Chào quý công ty!

    Hiện nay tôi đang mở một cửa hàng mua bán và sửa chữa điện thoại, máy tính. Mặt hàng tôi bán chủ yếu là các phụ kiện điện thoại, máy tính cơ bản, một số loại điện thoại phổ thông rẻ tiền. Tôi muốn hỏi, nếu làm như vậy thì có phải đăng ký kinh doanh không?

    Nếu đăng ký kinh doanh cá nhân, tôi cần đóng những loại thuế gì? Và chi phí để tôi đóng các loại thuế là bao nhiêu?

    Tôi xin cảm ơn!”
    [​IMG]

    ĐÁP

    Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật”.
    Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh cũng quy định những:
    “1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
    a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
    b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
    c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
    d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
    đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
    e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
    Lưu ý, quy định này chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại của cá nhân, tự mình hàng ngày thực hiện hoạt động thương mại. Mọi tổ chức khi hoạt động thương mại, hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không do cá nhân tự thực hiện thì tất yếu phải thành lập doanh nghiệp để xác định tư cách pháp nhân cho tổ chức của mình.
    Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì người hoạt động thương mại có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh. Thủ tục đăng ký kinh doanh, loại hình đăng ký kinh doanh bạn tìm hiểu thêm trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 43/2010/NĐ-CP.
    Trong trường hợp của bạn, do hoạt động kinh nhỏ nên bạn có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Các loại thuế phải thực hiện đối với hộ kinh doanh cá thể và cá nhân kinh doanh bao gồm: thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật số 71/2014/QH13 và Khoản 7 Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, khoản 25 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013:
    – Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.
    – Đối tượng thực hiện là hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định trong 1 năm.

    Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
    Theo vnexpress.net

    Mọi nhu cầu về hỗ trợ tư vấn xin giấy phép kinh doanh vui lòng liên hệ về 0904 493 777 (Ms Kiều) hoặc truy cập website http://bacsidoanhnghiep.com.vn/ để được tư vấn trực tuyến.

    Chúc bạn luôn vui và thành công!